1. Fluosilicic Axit là gì?
Fluorosilicic Acid hay còn được gọi là Axit hexafluorosilicic, làm một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là H2SIF6. Fluorosilicic Acid tồn tại dưới dạng dung dịch trong nước, không màu và có mùi hắc.
Đây là một axit mạnh, được sản xuất thông qua quá trình luyện kim và công nghiệp. Nó được sản xuất sản xuất như một sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất phân lân. H2SIF cũng có khả năng ăn mòn thủy tinh và đồ đá tương tự như các hợp chất vô cơ có chứa Flo. Hiện nay, Acid fluorosilicic có nhiều ứng dụng trong quá trình chế biến nhôm, các ngành công nghiệp xi mạ, xử lý bề mặt, tẩy rửa, thuỷ tinh, thu hồi kim loại….
2. Tính chất vật lý của Fluosilicic Axit – H2SIF6
Trạng thái | Dạng chất lỏng |
Màu sắc | Không màu |
Mùi vị | Mùi hăng nồng |
Trọng lượng phân tử | 144,091 g/mol |
Tỷ trọng | khoảng 1,32g/cm3 |
Điểm nóng chảy | xấp xỉ 19 – 20 độ C |
Điểm sôi | xấp xỉ 150 – 160 độ C |
Tính tan trong nước | Tan nhiều trong nước, là 1 axit mạnh |
Tính ăn mòn | Ăn mòn kim loại và mô |
Tính ổn định | ổn định trong điều kiện thường |
3. Tính chất hóa học của Fluosilicic Axit – H2SIF6
Tính oxi hóa | Fluorosilicic Acid có khả năng oxi hóa và tác động lên các chất khác |
Tương tác với kim loại | Fluorosilicic Acid có khả năng tạo phức với các ion kim loại, có tính ăn mòn mạnh với kim loại, làm ảnh hướng đến tính chất và kết cấu của kim loại |
Tương tác với các hợp chất fluor | Fluorosilicic Acid có khả năng tạo phức với các hợp chất fluor khác để tạo thành các muối hoặc phức fluor. |
Phản ứng cơ sở | Fluorosilicic Acid có khả năng phản ứng với các chất kiềm, oxit, và hidroxit để tạo thành các muối silicat và florida. |
4. Ứng dụng của Fluosilicic Axit – H2SIF6
Fluorosilicic Acid được ứng dụng đa dạng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Dưới đây là bảng thống kê chi tiết một số ứng dụng của nó:
Trong chế biến nhôm | Acid fluorosilicic (H2SiF6) phần lớn được chuyển thành nhôm Florua và Cryolit tổng hợp. Đây là những vật liệu trung tâm góp phần chuyển đổi nhôm quặng thành nhôm kim loại.
Khi cho H2SiF6 phản ứng với Al2O3 sẽ tạo thành nhôm triflorua (AlF3). Đây là chất phụ gia quan trọng để sản xuất nhôm bằng điện phân. AlF3 đóng vai trò làm giảm nhiệt độ nóng chảy xuống dưới 1000 độ C và gia tăng khả năng dẫn điện của dung dịch. Al2O3 được hoà tan và điện phân để thu được lượng Al kim loại lớn. |
Trong ngành công nghiệp xi mạ, xử lý bề mặt kim loại | Acid fluorosilicic được sử dụng làm nguyên liệu trong các sản phẩm tẩy rỉ sét, có tác dụng làm sáng bóng bề mặt kim loại và inox lâu ngày. Đây cũng là chất làm sạch và khử trùng các vết bẩn bám trên bề mặt kim loại trước khi đưa vào mạ. |
Trong công nghiệp khắc vẽ, thủy tinh | Nhờ khả năng ăn mòn và phá hủy thủy tinh tốt nên Acid fluorosilicic được sử dụng để khắc thủy tinh nghệ thuật, làm mờ kính…với hàm lượng nhất định. |
Trong ngành công nghiệp điện tử | Fluorosilicic Acid có khả năng bảo vệ và ổn định bề mặt, góp phần cải thiện tính chất cũng như hiệu suất của các thành phần điện tử như bảng mạch in (PCB), mạch tích hợp… |
Trong điện phân và tinh chế | Fluorosilicic Acid là chất điện phân quan trọng, có tác dụng nhận biết xác định bari và tách bari, stronti… trong quy trình điện phân Betts để tinh chế chì và thiếc. |
Trong xử lý bê tông | Fluorosilicic Acid bảo vệ cho bề mặt bê tông khỏi sự tấn công của axit bên ngoài |
Các ứng dụng khác |
|
5. Lưu ý khi sử dụng và bảo quản Fluosilicic Axit
Cách bảo quản
- Fluorosilicic Acid cần được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với không khí
- Đậy nắp kín sau khi sử dụng, tránh để chung với các chất hóa học khác, đặc biệt là chất oxy hóa mạnh.
Lưu ý khi sử dụng:
- Đảm bảo trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi tiếp xúc với axit để tránh bị bỏng axit
- H2SiF6 giải phóng HF khi bay hơi nên cần hết sức cẩn thận khi sử dụng.
- Khi hòa tan H2SiF6, chỉ nên thêm axit này vào nước trước và tuyệt đối không làm ngược lại để tránh hiện tượng phun tia và tạo nhiệt đột ngột.
- Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn ở khu vực xung quanh, hãy sử dụng phương tiện chữa cháy phù hợp.
Cảnh báo an toàn:
- H2SiF6 có thể gây nguy hiểm cho môi trường. Cần đặc biệt chú ý đến các sinh vật dưới nước.
- H2SiF6 có thể ăn mòn mắt, da và đường hô hấp. Ăn mòn khi nuốt phải. Hít phải hơi có thể gây phù phổi. Tác động có thể bị chậm lại. Cần theo dõi y tế.
- Không có chỉ dẫn nào về tốc độ đạt nồng độ có hại của chất này trong không khí khi bay hơi ở nhiệt độ 20°C.
- H2SiF6 có thể ảnh hưởng đến xương và răng. Điều này có thể dẫn đến chứng nhiễm fluor.
Sơ cứu:
- HÍT PHẢI: đưa nạn nhân ra nơi thoáng khí; tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
- NUỐT PHẢI: cho uống nhiều nước; KHÔNG gây nôn.
- MẮT: rửa ngay bằng nước trong 15 phút; gọi bác sĩ.
- DA: rửa các bộ phận bị ảnh hưởng bằng nước; xử lý như trường hợp bỏng hydro florua bằng cách ngâm benzalkonium chloride ướp đá. (USCG, 1999)
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.